(¯`-´¯) —»A3 «— (¯`-´¯)...(¯`-´¯) —»Pzo«— (¯`-´¯)
(¯`-´¯) —»A3 «— (¯`-´¯)...(¯`-´¯) —»Pzo«— (¯`-´¯)
(¯`-´¯) —»A3 «— (¯`-´¯)...(¯`-´¯) —»Pzo«— (¯`-´¯)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
(¯`-´¯) —»A3 «— (¯`-´¯)...(¯`-´¯) —»Pzo«— (¯`-´¯)

»¦« In My love.....Luv.....And never D.I.E »¦«
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Học giỏi Văn-Sử

Go down 
Tác giảThông điệp
O-liu
Admin
Admin
O-liu


Tổng số bài gửi : 174
Points : 252101
Reputation : 5
Join date : 01/06/2009
Age : 29
Đến từ : Hạ Long

Học giỏi Văn-Sử Empty
Bài gửiTiêu đề: Học giỏi Văn-Sử   Học giỏi Văn-Sử EmptyThu Jun 04, 2009 8:41 pm

Văn-sử là những môn khá khó, tuy nhiên vẫn có nhiều cách để vượt qua một cách dễ dàng

1.Với môn văn :


Văn là một môn học đòi hỏi sự cảm nhận và diễn đạt cảm xúc thông qua
những hình tượng mang tính nghệ thuật và có giá trị nhân văn cao cả.
Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta sẽ chẳng thể nói được bất cứ điều gì
nếu ngay bản thân không nắm được đầy đủ nội dung tác phẩm. Một bài văn
hay cũng cần phải được xây dựng trên một đề cương tương đối chặt chẽ,
lôgic và khoa học chứ không chỉ là để hồn mình “phiêu” theo tác phẩm.
Nếu bạn cứ chăm chăm nghĩ gì nói lấy, để cho cảm xúc tuôn ra một cách
không có trật tự thì rất dễ bị lạc đề, miên man, sáo rỗng, thiếu sâu
sắc.


Vì vậy, với một tác phẩm bất kì (văn, thơ), hãy học theo trình tự sau để có một kiến thức tổng hợp nhất :


-Đọc tác phẩm: cố gắng đọc nhiều lần có thể để nắm tác phẩm một cách kĩ
lưỡng nhất. Nếu là thơ, bạn nên học thuộc lòng cả bài (nếu bài thơ quá
dài. Bên kia sông Đuống chẳng hạn, hãy học những phần được in chữ
to_tức là được tập trung phản ánh và phân tích). Đối với tác phẩm
truyện, ít nhất bạn phải tóm tắt đước tác phẩm bao quát toàn bộ nội
dung.


-Tìm hiểu tác giả, tác phẩm : Phong cách và thưòi đại của tác giả ảnh
hưởng đến cách viết, cách nhìn của tác giả trong tác phẩm. Quê quán,
cuộc đời của tác giả cũng ảnh hưởng đến lối viêt văn của người ấy. Thời
đại, bối cảnh tác phẩm ra đời sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn tình cảnh của
nhân vật, ý đồ của tác giả.


VD: Về tác giả Tố Hữu, luôn luôn phải nhấn mạnh rằng : Tố Hữu sinh ra
và lớn lên ở Huế, vì thế, phong cách thơ của ông chịu ảnh hưởng của quê
hương, đó là giọng nói tâm tình, thiết tha, dịu ngọt và việc sử dụng
nhiều ca dao trong tác phẩm của mình. Tố Hữu sớm tham gia cách mạng từ
năm 17 tuổi, lại bị bắt khi mới 20 tuổi, tập thơ đầu tiên ra đời “Từ
ấy” là sự giác ngộ với lí tưởng cách mạng, chính vì vậy, phần lớn cuộc
đời ông là viết và làm thơ cách mạng.


-Học thuộc dẫn chứng: Với các tác phẩm truyện, bạn không thể học thuộc
lòng cả một cấu chuyện dài mười mấy trang nhưng để đạt điểm tốt trong
bài làm của mình, bạn pahỉ đưa ra các dẫn chững thuyết phục và chính
xác. Đó có thể là các đoạn miêu tả tâm lí nhân vật, các câu hội thoại
nhân vật, câu thể hiện tư tưởng và cái nhìn của tác giả... Hoặc ít ra,
bạn phải thuộc được những từ ngữ mang tính đặc trưng của tác phẩm nhân
vật.


Vd : Khi phân tích nhân vật Đào trong tác phẩm Mùa Lạc (Nguyễn Khải).
Đào là một cô gáicó quá khứ và hình dạng bên ngoài rất xấu xí. Các bạn
phải chỉ ra được, vẻ ngoài xấu xí thể hiện ở những hi tiết sau : “thân
hình số sề”, “cặp chân ngắn”, “ngón tay to”, “mái tóc khôn “đỏ đi như
chết”, “gò má coa đầy tàn hương”... Còn nói về quá khứ của Đào, bạn có
thể đưa ra nhiều hci tiết nhưng nhấn mạnh một câu nói lên tất cả, đó là
: “tối đâu là nhà, ngã đâu là giường”.


-Tự đặt câu hỏi_tập làm các dạng bài : Với mỗi kiếu văn đã được học
trong nhà trường, bạn hãy thử tự ra một đề và giải nó theo đề cương của
chính mình. Tất nhiên, hiện nay có rất nhiều tham khảo với một bộ đề
mênh mông đủ các kiểu câu. Nhưng phải nhớ rằng, hầu hết các sách tham
khảo đều là bộ đề thi của nhiều năm về trước, Câu hỏi thường rất dài
dòng, chứng minh, bình luận một nhận xét với quá nhiều ý. Trong khi,
trong mấy năm trở lại đây, chúng ta đã cải cách giáo dục, nội dung thi
chủ yếu năm trong phần kiến thức cơ bản, các câu hỏi thường dễ hiểu và
không quá đánh đố học sinh. Hãy tự mình đặt đề, giống như một cách tự
hỏi và pảhn biện bản thân. Khi bạn giải quyết tốt đề thi của chính
mình, nghĩa là bạn đã trả lời được những vướng mắc.


-Liên hệ bản thân_thời đại đang sống : Phần này chính là phần khẳng
định giá trị bền vững và đứng đắn của tác phẩm. Nếu là các tác phẩm
được viết trong thời kì chiến tranh, bạn phải khẳng định thành quả mà
những con người trong tác phẩm đã hi sinh, nãg xuống mãi được tiếp tục.


2.Với môn Lịch sử :


Đặc điểm của môn sử là lượng kiến thức học thuộc lòng vô cùng nhiều,
các mốc thời gian lại đòi hỏi phải chính xác, số lượng thương vong, bên
ta, bên địch... cũng rất lớn, làm đầu óc bạn cứ quay vòng vòng. Học môn
sử cũng cần phải có trình tự các bước để nhập tâm dễ dàng. Thường là
như sau :


-Đọc bài_tóm tắt nội dung_gạch từ :


Cũng giống như văn, bạn cần phải đọc kĩ một bài Lịch sử để có cái nhìn
bao quát nhất. Sau đó, hãy hệ thống hoá nó bẳng một bản gần như là dàn
bài. Thông thường, một bài viết thường được ngưuơì biên soạn sách phân
chi rõ ràng các tiểu mục để bạn dễ dàng nắm bắt. Tuy nhiên, cũng có
những bài bạn buộc phải chia nhỏ mới hiểu hết được. Có một mẹo thế này,
thường thì mỗi một lần xuống dòng sẽ là sự kết thúc của một ý, bạn cứ
thế mà gạch đầu dòng. Cách tổng hợp ý tốt nhất là gộp câu đầu và câu
cuối của đoạn đó.


Thường với một bài lịch sử sẽ có rất nhiều các thuật ngữ lịch sử mà bạn
không thể hiểu được. Ví dụ : học về Các giai cấp Việt Nam đầu thế kỉ
20, trong đó có hai loại giai cấp tư sản là Tư sản mại bản và tư sản
dân tộc. Bạn không phân biệt được hai loại Tư bản này, hãy gạch chân
lại và đến lớp hỏi cô giáo của bạn.


Việc hiểu đích xác các khái niệm sẽ khiến bạn không nhầm lẫn trong việc
sử dụng từ ngữ. Ví dụ : các bạn thường không thể hiểu được, khi nào thì
dùng Tư bản, khi nào thì dùng Tư sản và cảm thấy hai từ này nan ná
giống nhau. Thực tế thì Tư sản là để chỉ một giai cấp (tức là chỉ
người), trong khi Tư bản là để chỉ một chế độ (tức là chỉ hiện tượng).


-Trả lời các câu hỏi cuối bài_đặt câu hỏi :


Các câu hỏi do người biên soạn sách đặt ra chính là giúp bạn hiểu được
một cách sâu sắc hơn nội dung bài. Thường có hai loại câu hỏi, một là
câu hỏi tái hiện (mang tính tường thuật, chỉ cần lấy ý từ bài ra là
được), hai là câu hỏi giải thích, phân tích, chứng minh (bằng sự hiểu
biết của mình hãy chứng minh một ý kiến, giải thích một hiện tượng...,
tương đương với câu hỏi : “tại sao”, “vì sao”, “ như thế nào”...)


Nhưng thường thì với diện tích có hạn, các thầy cô cũng không thể đặt
đầy đủ các câu hỏi, giúp bạn hiểu hết toàn bộ bài được. Cách tốt nhất,
với những gì còn vướng mắc, hãy tự đặt câu hỏi và cùng thầy cô của bạn
tìm câu trả lời thoả đáng nhất.


-Các nguồn tư liệu khác :


Với mỗi một sựu kiện lịch sử luôn có những góc nhìn và cáh đánh giá
khác nhau. Nếu bnạ học lịch sử là để hiểu chứ không phải chỉ để làm bài
thi, internet, các sách tham khảo khác (ngoài sách giáo khoa) có thể
giúp bạn thoả sức tò mò. Tuy nhiên, không phài sách tham khảo nào cũng
đúng và không phải kiến thức nào trong sách tham khảo cũng nên đưa vào
bài thi. Nếu không, bạn sẽ có một cái nhìn lêch lạc về lịch sử hoặc bị
miêm man trong cách giải quyết bài (đáng lẽ phải tập trung vào nội dung
chính thì bạn lại nói nhiều đến những vấn đề bên lề).


-Học thuộc số liệu: Đây là công việc khó khăn nhất. Tuy nhiên không
phải không có cách giải quyết. Tớ đã được cô giáo chỉ cho một phương
pháp như sau : sơ đồ hoá lịch sử. Hãy thể hiện các số liệu lịch sử trên
mô hình đơn giản nhất.


Với số liệu về ngày tháng, hãy vẽ trên một trục toạ độ. Ví dụ : Trong
bài “Cuộc chiến tranh thế giưới lần thứ 2”, sơ đồ sẽ được vẽ theo kiếu
tam giác. Bên trái sẽ là phe phát xít chiếm ưu thế (mũi tên đi lên),
bên phải là Đồng Minh lật ngược thế cờ (mũi tên đi xuống).

Với số liệu thồng kê (thiệt hại, vũ khí, người chết... ) cách tốt nhất
nếu bạn không thể nhớ được các con số một cách chính xác là hãy làm
tròn nó (tương đương). VD : Quân ta đã tiêu diệt 7.123 xe tăng địch
chẳng hạn. Hãy tập nhớ là : ta đã tiêu diệt được hơn 700 xe tăng địch.
Còn nếu bạn muốn nhớ một cách chính xác, hãy ghi lại con số đó nhiều
lần hoặc liên tưởng đến một người, vất nào đó mà bạn có khả nang nhớ
được (cách này hơi máy móc). Vd : quân ta đã tiêu diệt 12291 xe tăng
địch. May mắn làm sao, nó lại trùng với ngày sinh của bạn chẳng han (12
thánh 2 năm 1991), vậy là nhớ dễ rồi nhá.
Về Đầu Trang Go down
https://banbea3.forumvi.net
 
Học giỏi Văn-Sử
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Việt Nam xếp thứ 39 về mức độ an bình trên thế giới
» Spyware Doctor 6.0.1.445 Multilanguage - Công cụ diệt sypware hàng đầu thế giới
» AVG Anti-Virus Free 8.5.339 Build 1525 - Trình diệt virus miễn phí hàng đầu thế giới
» AVG Anti-Virus Pro v8.5.364 Build 1549 - diệt virus được sử dụng nhiều nhất thế giới

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
(¯`-´¯) —»A3 «— (¯`-´¯)...(¯`-´¯) —»Pzo«— (¯`-´¯) :: Học tập :: Kinh nghiệm học tập-
Chuyển đến